Sai lầm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là cái tên quen thuộc mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng từng nghe đến .Đây là một chủ đề nóng hổi trên tất cả  các phương tiện thông tin đại chúng.Có rất nhiều khái niệm để nói về văn hóa doanh nghiệp.Ở mỗi góc độ,mỗi góc nhìn khác nhau đưa ra những khái niệm khác nhau.Có rất nhiều độc giả ,chuyên gia đã cống hiến nhiều bài viết cho bạn đọc .Thông qua trang mạng,các bài báo hay trong sách vở thì các doanh nghiệp có thể thoải mái tham khảo ,tìm hiểu để đưa ra văn hóa doanh nghiệp riêng cho doanh nghiệp mình .

Văn hóa doanh nghiệp

Các nhà lãnh đạo tài ba tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp giống  như việc họ tập trung vào chiến lược hoạt động, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.Hiểu ngắn gọn  rằng Văn hóa doanh nghiệp là cách giải quyết các vấn đề trong một doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có tầm quan trọng rất lớn trong doanh nghiệp ,doanh nghiệp có tồn tại lâu hay không,phát triển mạnh mẽ đến thế nào thì yếu tố này đóng vai trò rất lớn .Văn hóa doanh nghiệp nếu không được chú trọng sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất làm việc của nhân viên, niềm tin của khách hàng cũng như các hoạt động có liên quan khác. Vì thế, đừng nên mắc sai lầm khi muốn tạo dựng nề nếp văn hóa của doanh nghiệp.Sau đây công ty tư vấn Blue đưa ra những sai lầm trong cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp phổ biến hiện nay :

xây dựng văn hóa doanh nghiệp

xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Thứ nhất : Đề cao chủ nghĩa cá nhân.

Không một cá nhân nào có thể quan trọng hơn cả tập thể cho dù cá nhân ấy có giỏi đến đâu đi chăng nữa. Cho dù bạn là người có quyền ra quyết định, nhưng khi bạn chỉ cho rằng mình đúng và  làm theo ý kiến  của mình và không quan tâm đến những người khác làm việc gì ,để họ làm việc  tùy thích thì tự bạn đã làm mất đi cơ hội tận dụng trí tuệ của những người xung quanh . Xây dựng văn hóa là đề cao tinh thần làm việc tập thể do vậy chúng  ta sẽ phát huy được tối  đa sức mạnh của tập thể.

Thứ hai :  Đánh giá thấp các mối quan hệ.

Mong muốn cơ bản của con người là kết nối với tất cả  người khác xung quanh mình . Vì thế sẽ là sai lầm khi không tập trung xây dựng các mối quan hệ trong nhóm và trong công ty. Nhà lãnh đạo thông minh sẽ tránh việc đề cao một cá nhân nào đó mà thay vào đó họ sẽ  tạo ra nhiều cách để kết nối mọi người với nhau. Khi Văn hóa kết nối được chặt chẽ thì sẽ tạo nên sức mạnh tập thể và sẽ nhanh chóng phát triển công ty .

Thứ ba :  Suy nghĩ ngắn hạn.

Lợi nhuận là yếu tố mà doanh nghiệp nào cũng đặt lên hàng đầu mà quan tâm đến nó.Tập trung vào lợi nhuận là tốt nhưng nó cũng là một cái bẫy trong kinh doanh. Suy nghĩ ngắn hạn sẽ bào mòn hành vi thiết lập mục tiêu để hướng tới lợi ích dài hạn.Biết cách cân bằng giữa những mục tiêu ngắn hạn (lợi nhuận) và kế hoạch dài hạn (phát triển bền vững) của doanh nghiệp thì đó mới là nhà lãnh đạo tài tình và thông minh .

Thứ 4 : Không thường xuyên trao đổi.

Thông tin mà chúng ta tiếp nhận thì rất nhiều ,không phải chỉ nghe một lần là chúng ta có thể nắm bắt được hết các vấn đề của nó .Muốn nắm bắt được ý nghĩa của nó chúng ta cần ít nhất nghe đi nghe lại 7 lần . Khi bạn giao tiếp, các kỳ vọng sẽ không thể đạt được chỉ sau một lần tiếp thu mà phải qua nhiều lần tiếp thu đi tiếp thu lại .Cần đảm bảo được  rằng tập thể của bạn biết những gì được mong đợi ở họ. Sự rõ ràng trong công việc chính là chìa khóa cho một văn hóa tích cực

Thứ năm : Chỉ tập trung vào người chống đối.

Cái sai lầm mà bất kì  nhà lãnh đạo nào cũng  thường mắc phải khi định hướng văn hóa của doanh nghiệp là việc chỉ tập trung vào những cá nhân chống đối. Họ thường nghĩ theo logic: “Nếu tôi có thể khiến những cá nhân này ủng hộ thì mọi người cũng sẽ ủng hộ”. Nhưng không may là điều này có thể “gây hấn” với những thành viên muốn giúp bạn xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả.

Thứ sáu : Tốn thời gian cho các cuộc họp.

Sự hiện diện của người lãnh đạo có tầm ảnh hưởng không nhỏ  đến môi trường làm việc của nhân viên.Vì thế thay vì  bạn thường xuyên không  có mặt vì bận họp thì hãy đến đầy đủ nếu không bạn sẽ đánh mất cơ hội tốt để định hình văn hóa công sở. Cho dù bạn là lãnh đạo,bạn đi đâu,bạn làm gì thì đều phải đề cao văn hóa làm việc , chỉ cần đảm bảo một điều chắc chắn đó là sự hiện diện của vị lãnh đạo.

Thứ bảy : Tư duy trong “tháp”.

Khi bạn tạo ra sự thay đổi trong bộ phận của mình, hãy đoán được rằng  trước những tác động của sự thay đổi ấy đến các bộ phận khác trong công ty. Doanh nghiệp là một chuỗi  một hệ thống nhất quán , mỗi bộ phận là một mắt xích của toàn bộ dây chuyền.Mỗi mắt xích có vị trí ,chức năng và nhiệm vụ riệng. Tư duy trong “tháp” – tức là chỉ dựa trên đặc trưng và sự tác động đến một bộ phận sẽ làm hạn chế những ý tưởng và làm suy yếu hoạt động của công ty.

Thứ tám : Đánh giá thấp mục đích.

Con người chúng ta ai cũng luôn muốn trở thành một phần của thứ lớn hơn chính mình. Mục đích giúp chúng ta luôn cố gắng hết sức để hoàn thành tốt nhất công việc,nhiệm vụ của mình . Một văn hóa công sở đánh giá thấp mục đích, tức là đi ngược lại bản chất con người, là một văn hóa suy yếu và sẽ dễ dàng suy thoái .

Thứ chín : Lan truyền cảm xúc tiêu cực.

Trong bất kì mỗi chúng ta không ai có thể luôn hài lòng với những gì diễn ra xung quanh mình (khách quan), thậm chí ngay cả với những hành vi, quyết định của chính mình (chủ quan). Nhưng bạn không được phép để cho cấp dưới chứng kiến cảm xúc tiêu cực của mình, bởi vì tâm trạng của người lãnh đạo có tính “lây truyền”. Cảm xúc tiêu cực, cho dù là không cố ý, sẽ tạo nên một không khí không lành mạnh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong công việc. Những cảm xúc đơn giản mà bạn không để ý,cho là bé nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh.

Thứ mười : Không chú ý đến các nhu cầu mang tính xã hội.

Quá đề cao vai trò cá nhân là một sai lầm, nhưng bỏ qua nhu cầu phát triển cá nhân của các thành viên cũng không phải điều có lợi cho công ty. Người lãnh đạo là người nên biết nhìn xa trông rộng ,nên khuyến khích tình bạn nơi công sở. Điều đó giúp định hình nề nếp văn hóa có phong cách riêng, nơi tôn trọng và đề cao các mối quan hệ, phát triển cá nhân.  Văn phòng không chỉ là nơi đến  làm việc rồi chờ đến hết giờ là đi  về,. Họ muốn có những trải nghiệm có ý nghĩa ở nơi làm việc. Nhà lãnh đạo đủ tinh tế và thông minh sẽ dựa vào điều này để tạo dựng văn hóa công sở.

10. Không chú ý đến các nhu cầu mang tính xã hội. Đề cao vai trò cá nhân là một sai lầm, nhưng bỏ qua nhu cầu phát triển cá nhân của các thành viên cũng không phải điều có lợi cho công ty. Người lãnh đạo nên khuyến khích tình bạn nơi công sở. Điều đó giúp định hình nề nếp văn hóa có phong cách riêng, nơi tôn trọng và đề cao các mối quan hệ, phát triển cá nhân. Nhân viên không muốn đến văn phòng, làm việc rồi về. Họ muốn có những trải nghiệm có ý nghĩa ở nơi làm việc. Nhà lãnh đạo thông minh sẽ dựa vào điều này để tạo dựng văn hóa công sở.

Cùng chung tay xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Cùng chung tay xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có vô vàn hình thức biểu hiện. Tuy nhiên, các nhà tổ chức muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng, văn hóa doanh nghiệp không phải điều có thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Nó có thể là một chặng đường kéo dài hàng thập kỷ. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là một khẩu hiệu, nó cần được vun đắp bởi từng cá nhân trong tổ chức doanh nghiệp đó. Xây dựng văn hóa là chìa khóa để doanh nghiệp được trường tồn.

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận