Những vấn đề pháp lí doanh nghiệp trẻ cần biết

Xu hướng hiện nay của thế kỉ 21 chính là nở rộ  phong trào khởi nghiệp từ giới trẻ đang phát triển mạnh mẽ và lan rộng với quy mô từ nhỏ đến lớn .Từ phong trào này đã có nhiều doanh nghiệp đã thành công song  cũng có rất nhiều doanh nghiệp thất bại trong việc start up  Một trong những lý do thất bại đó  là các doanh nghiệp trẻ thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không nhìn thấy được các rủi ro pháp lý có thể xảy ra.Bởi vì đối với doanh nghiệp mà nói thì  ngoài vấn đề kinh doanh và phát triển lĩnh vực kinh doanh để tạo lợi nhuận, các nhà đầu tư, quản lý cần phải đặc biệt quan tâm tới những vấn đề pháp lý liên quan tới doanh nghiệp để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Start up ở các doanh nghiệp trẻ

Start up ở các doanh nghiệp trẻ

Sau đây  tư vấn Blue sẽ giới thiệu đến khách hàng những vấn đề pháp lí thường gặp và nhất thiết phải quan tâm đến :

những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp

những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp

Thứ nhất : Các thỏa thuận trước khi thành lập doanh nghiệp 

Đa số hiện nay chúng ta nghĩ rằng  khởi nghiệp bằng cách thỏa thuận các ý tưởng và điều kiện kinh doanh thông qua với nhau mà không thành lập Doanh nghiệp. Họ suy nghĩ đơn giản rằng chỉ cần tìm kiếm các thành viên góp tiền và công sức để triển khai dự án và chờ đến khi nào có nhà đầu tư rót vốn thì mới bắt đầu quan tâm đến việc hình thành pháp nhân.

Đứng dưới góc độ pháp lý mà nói thì các thỏa thuận của các thành viên sáng lập lúc này chỉ  là thỏa thuận dân sự  với nhau và thường sơ sài không có liên quan đến pháp lí  nên khi xảy ra các vấn đề xung đột liên quan đến việc góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia quyền lợi … dẫn đến việc không thể giải quyết được do không có ăn cứ cơ sở .

Vì thế ngay từ đầu các doanh nhân trẻ nên rõ ràng, thống nhất với nhau về các điều khoản hợp tác, phương thức làm ăn có như thế mới có thể giải quyết khi công ty có rủ ro hay sự cố xảy ra .Đó là điều mà cần quan tâm đầu tiên khi mà nghĩ đến việc start up.

Thứ 2 : Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết liên quan khác 

Khi mới bắt đầu bắt tay  khởi nghiệp, hầu hết đều đặt yếu tố lợi nhuận hàng đầu mà  lại quên mất những vấn đề về pháp lý và hành chính có liên quan trực tiếp đến quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chờ đến khi  khách hàng hay đối tác có yêu cầu thì doanh nghiệp mới khẩn trương  thực hiện gấp rút , dẫn đến việc  bị vuột mất cơ hội làm ăn là điều không thể tránh khỏi . Hoặc là trong quá trình kinh doanh gặp phải các vướng mắc pháp lý làm doanh nghiệp mất thời gian,tiền bạc ,công sức  và cơ hội thì khi ấy doanh nghiệp mới ngộ ra .

Chính vì vậy, việc chuẩn bị các giấy tờ pháp lý cần thiết là bước vô cùng quan trọng đối với những Doanh nghiệp khởi nghiệp khi mới khởi nghiệp .

Thứ 3 : Vi phạm đến quyền sở hữu trí tuệ

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ đó cần bắt đầu ngay khi triển khai dự án hoặc ngay sau khi Doanh nghiệp được thành lập  bởi lẽ các ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ độc đáo và khác biệt sẽ tiếp cận thị trường nhanh chóng và lan rộng .

Hiện nay ở Việt Nam  các vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng,hàng giả , hàng nhái là những vấn đề làm các doanh nghiệp băn khoăn và lo lắng .Do vậy , việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ giúp đảm bảo cho Doanh nghiệp độc quyền sử dụng tài sản của mình bên cạnh đó còn là cơ sở để thực hiện việc khiếu nại, khiếu kiện khi xảy ra rủ ro .

Thứ 4 : Xung đột giữa các chủ sở hữu

Khi bắt đầu khởi nghiệp thì sẽ chưa có xảy ra những  tranh chấp liên quan đến xung đột cổ đông hay là chủ sở hữu  mà những vấn đề này thường xuất hiện khi mà dự án đã đi vào hoạt động và dần ổn định, mang lại doanh thu cao.

Để hạn chế và  tránh khỏi tình trạng này thì các thành viên sáng lập cần đưa vào điều lệ công ty những thỏa thuận cổ đông hay thỏa thuận thành viên rõ ràng ngay khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh.

Thứ 5 :Lựa chọn sai mô hình công ty

Mô hình công ty là một trong những yếu tố  hàng đầu cần chú ý đến bởi vì tùy vào từng loại hình công ty thì sẽ có x quy chế pháp lý đặc thù đi kèm khác nhau .Một số vấn đề pháp lý quan trọng cần quan tâm bao gồm: các chế độ trách nhiệm quản lý tài sản, vốn, cơ cấu bộ máy tổ chức, phân chia lợi ích trong công ty.Khi mà chọn mô hình công ty để khởi nghiệp thì phải xét kĩ đến những yếu tố xung quang đó để có thể đi đúng hướng và đem lợi cái lợi ích mà mình mong muốn , xét hết tất cả những điểm mạnh điểm yếu để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho mô hình mình chọn .

Thứ 6 : Tranh chấp hợp đồng, giao dịch

Khi ký kết hợp đồng, đa số các chủ Doanh nghiệp trẻ thường quan tâm đến các điều khoản về thương mại  mà không để ý  đến các điều khoản pháp lý như các cam kết, quyền và nghĩa vụ của các bên, biện pháp chế tài, phương án xử lý khi có vướng mắc phát sinh…

Do vậy , khi có tranh chấp, các Doanh nghiệp khởi nghiệp thường bị thiệt hại . Vì thế tốt nhất  là ngay từ đầu nên nhờ chuyên gia soạn thảo các bản hợp đồng mẫu để sử dụng trong đàm phán, ký kết với đối tác, hoặc trong trường hợp dùng hợp đồng đề xuất từ đối tác cũng nên biết các điểm cần lưu ý.

Thứ 7 : Tuân thủ quy định về thuế, kế toán

Nếu không thành lập Doanh nghiệp thì cần tuân thủ việc nộp thuế thu nhập cá nhân, nếu đơn vị chi trả thu nhập khấu trừ tại nguồn thì cần quyết toán thuế hằng năm.Nghĩa vụ thuế được căn cứ trên ba nguyên tắc: chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn.

Còn khi  thành lập Doanh nghiệp, cần chú ý kê khai thuế ban đầu, xem xét việc kê khai và đóng các loại thuế tùy theo hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Có ba loại thuế cơ bản là: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập Doanh nghiệp.
Ngoài ra,  còn có một số  thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất – nhập khẩu… Việc chậm nộp, trễ hạn, kê khai sai hoặc kê khai thiếu sẽ dẫn đến thiệt hại cho Doanh nghiệp nếu không xử lí,xử lí muộn hoặc không biết cách xử lý hoặc xử lý muộn.

Thứ 8 : Huy động vốn đầu tư

Một trong những cách nhanh nhất để phát triển nguồn lực là tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân thông qua phương thức huy động.

Các nhà đầu tư tự do và các quỹ đầu tư thường quan tâm đến tiềm năng của dự án, tính cam kết của đội ngũ và các yếu tố cấu thành sự thành công của dự án.Bên cạnh đó vấn đề hồ sơ pháp lý và việc tuân thủ các quy định pháp luật cũng là điều cần lưu ý đến nếu muốn các giao dịch thành công nhanh chóng.

 

Chung quy lại , nếu các doanh nhân khởi nghiệp cứ chỉ biết đến việc  “chạy” theo doanh số mà không có hiểu biết về luật pháp, các quy định cơ bản và các rủi ro tiềm ẩn trong giai đoạn ban đầu thì hậu quả phát sinh là hoàn toàn có cơ sở xảy ra.

Các chủ Doanh nghiệp nên có nguồn lực nhất định để tìm hiểu pháp luật và nắm bắt các thay đổi của luật pháp trong kinh doanh để nhanh chóng cập nhật nhằm hạn chế  những rủi ro pháp lý có thể xảy ra gây hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp.

Đến với tư vấn Blue bạn sẽ được:

  • Tư vấn miễn phí các quy định của pháp luật liên quan đến người đứng đầu chi nhánh
  • Tư vấn hồ sơ thủ tục thực hiện thay đổi người đứng đầu chi nhánh
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định
  • Đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư
  • Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ, bổ sung khi có yêu cầu.
  • Nhận kết quả và trả cho quý khách hàng
  • Thực hiện các thủ tục sau thay đổi theo yêu cầu của khách hàng
  • Tư vấn miễn phí các vấn đề có liên quan khác.

Liên hệ ngay với tư vấn Blue để được tư vấn trực tiếp miễn phí. Đồng thời sử dụng trọn gói dịch vụ tốt nhất của chúng tôi.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận