Quyền tác giả là quyền của tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Quyền liên quan là quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn; các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đối với bản ghi âm, ghi hình; các quyền của tổ chức phát sóng đối với chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Tư vấn Blue xin gửi đến bạn bài viết tham khảo về đăng ký bảo hộ quyền tác giả như sau.
Câu hỏi: Ai được quyền đăng ký bảo hộ quyền tác giả?
Blue tư vấn: Căn cứ Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ, Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
- người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm
- chủ sở hữu quyền tác giả
Cụ thể: Bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Câu hỏi: Các loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?
Blue tư vấn:
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ.
Cụ thể: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Câu hỏi: Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm những gì?
Blue tư vấn:
Dựa vào chủ thể nộp hồ sơ mà pháp luật quy định đầu mục hồ sơ khác nhau. Cụ thể:
Trường hợp chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả, hồ sơ bao gồm:
- Bản mẫu tác phẩm cần đăng ký, đồng thời kê khai tình trạng công bố của tác phẩm.
- Giấy ủy quyền của các đồng tác giả khác (nếu có)
Lưu ý: Giấy ủy quyền này cần có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
- Bản chứng thực CMND hoặc giấy tờ tùy thân khác của tác giả, các đồng tác giả
Trường hợp chủ thể đăng ký là chủ sở hữu nhưng không phải là tác giả, hồ sơ bao gồm:
- Bản mẫu tác phẩm cần đăng ký, đồng thời kê khai tình trạng công bố của tác phẩm.
- Giấy chuyển nhượng tác phẩm
- Bản sao chứng thực giấy đăng ký của tổ chức là chủ sở hữu.
- Bản thông tin của các tác giả, chủ sở hữu
- Bản chứng thực CMND hoặc giấy tờ tùy thân khác của tác giả, các đồng tác giả
- Giấy cam đoan của tác giả, các đồng tác giả.
Câu hỏi: Tôi có thể tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền tác giả ở đâu?
Blue tư vấn:
Bạn có thể lựa chọn một văn phòng luật sư hoặc các công ty, tổ chức chuyên về tư vấn luật, tư vấn sở hữu trí tuệ để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất các thủ tục và quá trình đăng ký bảo hộ quyền tác giả.
Trường hợp cần đến sự hỗ trợ từ tư vấn Blue, quý khách có thể liên hệ:
Công ty tư vấn Blue
Điện thoại: 0964469068 – 0942538228
Email: Luatsunghean37@gmail.com
Địa chỉ: P206, chung cư Tân Phát, đường Lê Mao, tp.Vinh